HỌC NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
Để mỗi ngày thức dậy đều thấy có ý nghĩa.
Nhiều ý kiến cho rằng, học giúp phát triển bản thân, học giúp thay đổi cuộc sống, học khiến mình nhanh chóng đạt được mục tiêu, vv. Mình hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, theo ý kiến bản thân mình, lợi ích dễ thấy nhất của việc học là mỗi sáng thức dậy có việc để làm, có deadline để chạy. Chưa kể cảm giác “thành tựu” mỗi khi xong việc cũng cũng vô cùng hấp dẫn nữa.
Mỗi sáng thức dậy, bạn đã bao giờ thấy trống rỗng chưa? Bạn đã bao giờ cảm thấy hôm nay chắc chắn sẽ là một ngày giống như hôm qua, vẫn lặp lại những công việc giống nhau. Diễn biến của một ngày sẽ như một tập phim được tua đi tua lại. Hẳn là buồn. Nhưng đời này còn lắm điều thú vị. May mắn, mình có sách để đọc, mình được đến trường và có deadline để chạy. Áp lực thật nhưng vui.
Sáng thức dậy có cả đống bài tập, bài học, việc cần mình hoàn thành. Mình cực vui vì điều đó. Sợ nhất là khi mình không còn cảm xúc gì khác mỗi khi thức dậy. Mấy lúc đó thấy deadline ngon như kẹo. Chuyện bài vở thơm như bánh. Thế mới nói, với mình học để mỗi ngày thức dậy đều thấy có ý nghĩa. Vậy làm sao để việc học có hiệu quả?
LÀM SAO ĐỂ HỌC ÍT HIỂU NHIỀU?
Tìm kiếm phương pháp học tập hiệu quả cho chính bản thân.
Nó đồng nghĩa với câu hỏi làm sao học không lãng phí (về trí lực cũng như về thời gian). Có thể tìm được những phương pháp hiệu quả bằng nhiều cách: Học hỏi người đi trước, tham khảo trên mạng, hay thậm chí là bản thân tự tìm ra được phương pháp học cho riêng mình. Điều kiện duy nhất là phương pháp đó phải phù hợp với bản thân người học.
Một trong những cách tìm phương pháp học tập hiệu quả là tìm sách đọc liên quan đến lĩnh vực đó. Nói đến các phương pháp học tập hiệu quả không thể không kể đến quyển sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?” của tác giả Zion Kabasawa. Quyển sách này trình bày phương pháp dung nạp kiến thức hiệu quả trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của chính tác giả. Hàng loạt những phương pháp được tổng hợp trong sách. Hàng loạt những kinh nghiệm thực tế được tác giả chia sẻ. Đều rất có ích nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp học tập hiệu quả. Hãy tham khảo cuốn này nhé!
Điểm ấn tượng của một trong những phương pháp học tập được chia sẻ trong sách.
Trong “phương pháp đầu ra/ đầu vào”, Zion Kabasawa có chia sẻ về mẹo lấy thông tin trong bước đầu vào. “Kỹ thuật đánh cá bằng lưới” là cách gọi tác giả gán cho phương pháp nhập đầu vào này. Tức, khi nhiều thông tin được quy ước là “cá” thì những thông tin trong phạm vi bạn quan tâm được xem là “lưới”. Bằng cách tra những cụm từ khóa cụ thể về vấn đề mình quan tâm, ngay lập tức những thông tin liên quan sẽ nhanh chóng xuất hiện. Zion Kabasawa có viết:
Thay vì suy nghĩ “Có thông tin thú vị gì không nhỉ?” hãy suy nghĩ “Bạn có bất kì thông tin gì về ____ không?”, như thế hiệu quả thu thập thông tin, tức hiệu quả đầu vào, sẽ tăng lên đáng kể.
Bằng cách tra những cụm từ khóa cụ thể này bạn sẽ tiết kiệm được thời gian thu thập thông tin, nhưng vẫn hiệu quả.
KẾT
Vì mục đích học tập khác nhau, mà bản thân sẽ có phương pháp học tập hiệu quả khác nhau. Từ đó rút ngắn được con đường đi đến mục tiêu của bản thân. Vì vậy việc tìm ra phương pháp học tập hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Xem thêm Review sách ĐỌC NHIỀU NHỚ ĐƯỢC BAO NHIÊU? – Zion Kabasawa
Tác Giả | Zion Kabasawa |
Kích Thước | 13 x 20.5 cm |
Số trang | 272 |
Nhà xuất bản | NXB Dân Trí |
Tìm Đọc | Fahasa |