Mình đôi khi ngẩn ngơ về mình của quá khứ. Rồi chợt nhận ra rằng, mình đã từng rất ngưỡng mộ mình của ngày xưa: mình bảo vệ thứ cần được bảo vệ, mạnh dạn đề nghị được giúp một ai đó cần sự giúp đỡ,…nhưng bây giờ thì không, mình không còn được như vậy. Thế mới thấy ngày ấy mình là “con người tự do” – theo định nghĩa của tác giả trong cuốn sách này. (“…con người “tự trị”/”tự do” là con người sở hữu hai thứ: “tự trọng” và “tôn trọng”). Nói vậy không phải mình của bây giờ không có “tự trọng” và “tôn trọng” đâu nghe (có điều mình của bây giờ bị ràng buộc nhiều hơn, đôi khi lại không phải là chính mình).
Sách được chia làm 4 phần: làm người, làm dân, làm việc và phần cuối cùng bàn về giáo dục. Giản Tư Trung đã chia sẻ, sách để gợi mở và tranh luận, đặt vấn đề chứ không phải khẳng định một chân lý. Thực sự là lúc đọc phần 1 đến phần 2 của sách mình có xao nhãn – phần “làm dân” khiến mình “ngốn” khá nhiều thời gian để có thể “leo” qua được. Còn lại bắt đầu từ “Trí thức hay trí nô” đến hết mình đã “nhâm nhi” chúng thật dễ dàng. Như thể những sự thật, quan điểm đó nên được đề cập đến từ lâu.
Một điều thực sự rất đáng giá mà quyển sách cũng như tác giả đã mang đến những suy nghĩ rất “đời”, từ đó mình kịp nhìn lại bản thân để mà *chỉnh đốn* sao cho sống không trái lương tâm mà vẫn luôn làm “đúng việc” ^^.
Lời cuối xin được phép trích lời của tác giả mà mình thấy rất rất thích ^^ : “Nếu ta tự do và biết lựa chọn cho mình một “đạo sống” tốt và sống đúng với”đạo sống” đó, sống đúng với con người của mình thì cuộc đời mới có thể hạnh phúc đích thực” – “Con vẫn chưa thực sự là mình và con vẫn đang cố gắng mỗi ngày để thực sự là “con người tự do” thầy ạ!” (Thân gửi “thầy khai minh” theo chính định nghĩa của thầy – Giản Tư Trung ❤️ !)
Đôi dòng cho những suy tư !
Tác Giả | Giản Tư Trung |
Kích Thước | 12 x 20 cm |
Số trang | 328 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Tri Thức |
Tìm Đọc | Fahasa |